Xác định số lượng chim và yến sào tại Việt Nam hiện nay
Số lượng chim yến chết mỗi năm
Tỷ lệ tăng đàn của chim yến
Số lượng chim yến có thể vào ở trong các nhà yến khoảng bao nhiêu ?
Số chim yến sống ở các nhà yến trong 14 năm (1997-2010) sinh sản và phát triển thành đàn, để đạt được số tối đa là 2.000.000 con phải do nhiều yếu tố tác động lớn của bão lụt, gió lớn, sóng thần, động đất, hạn hán… làm môi trường thiên nhiên bị biến đổi, chim phải rời bỏ các hang động vào đất liền. Các trận cháy rừng lớn ở Indonesia, Malaysia gây khói bụi ô nhiễm nhiều vùng rộng lớn làm chim yến hoang dã ở 2 nước này bay dạt về trú ở Phetchaburi, Chonburi, Hua Hin, Prachuap Khiri Khan, Chumpom, Chanthaburi, Rayong của Thái Lan, vùng cảng Shihanoukville, Koh Kong của Campuchia và các tỉnh phía Nam của Việt Nam.
Giả định vào cuối năm 2010 số chim yến là 2.000.000 con trú ở 2.000 nhà yến, chia đều bình quân là 1.000 chim yến trú trong một nhà, có thể cho 755 tổ yến/năm gần 6,5 kg/năm. Các nhà chuyên môn đã ước định chỉ có 40-45% số nhà yến thành công, khoảng 20-25% nhà yến có thu nhưng ít và có khoảng 30-35% không hiệu quả cả năm chỉ cho vài kg tổ hay chim không về hoặc về nhưng không làm tổ bỏ đi là đúng. Số liệu này tương đối chính xác có thể chấp nhận được.
Tại sao có các nhà yến khai thác kém hiệu quả
. Chủ đầu tư và cơ sở kỹ thuật chỉ có thể chắc chắn là chim sẽ về ở nhưng số lượng bao nhiêu và đến khi nào có chim về, vài chục hay vài trăm con thì không ai khẳng định. Và trong thời gian đợi chờ, những sai sót được phát hiện, vật tư thiết bị kém chất lượng, ván gỗ bị mối mọt nấm mốc và loa treble bị đứt, vận hành sai, không khí bị ẩm ướt không còn trong lành, chim yến bỏ đi…nhiều chủ các nhà yến này đã lên tiếng “Lộc trời dễ cho mà khó lấy ’’, có người chấp nhận bỏ cuộc chơi cho tháo dỡ cải sữa lại thành nhà ở, nhà kho, một số cho sữa chữa để duy trì.
Một số nguyên nhân có tính kỹ thuật có thể xảy ra là: (1) Không điều tra kỹ nên nhà yến xây trong vùng không có hoặc có ít chim sinh sống. (2) Chim về nhưng môi trường bị biến động liên tục không phù hợp chim bỏ đi. (3) Chất lượng vật tư dụng cụ hỗ trợ kỹ thuật không đạt chuẩn hoặc lắp đặt sai, vận hành sau một thời gian bị hỏng hóc phải sữa chữa, bị mạt gỗ chim bỏ đi. (4) Vận hành sai gây ra nấm mốc, không khí trong nhà yến bị ô nhiễm chim bỏ đi. Quá trình nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố và quy trình kỹ thuật từ việc thiết kế nhà nuôi yến, dẫn dụ chim vào ở đến cách chăm sóc, lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, bảo vệ yến khỏi các yếu tố xâm hại, dịch hại, kỹ thuật quản lý, thu hoạch tổ…
Trong đó quan trọng nhất là kỹ thuật về nhà yến đặc biệt là 4 nhân tố sau đây quyết định đến sự thành công của nhà yến mà chúng tôi đã đúc kết được sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam đồng thời kết hợp nhiều ý kiến về kỹ thuật nuôi yến trong nhà tốt nhất từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghành.
Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi yến
Điều này rất quan trọng cho một dự án nhà yến Bạn cũng cần xem hướng bay của chim mỗi khi chiều về. Đảm bảo nhà nuôi yến của bạn phải nằm ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải đặt hợp lí với đường bay. Ngoài ra bạn cũng nên xem xét xung quanh nơi bạn định xây nhà nuôi có ao, hồ, sông, suối gì không để chim yến có thể tìm được nguồn thức ăn và nước uống ở đó. Nhà yến phải được xây dựng tại các vùng không cách xa chỗ yến trú ngụ quá 5 – 8 km, dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi, không cao quá 800 m so với mặt biển Nhà yến của bạn cũng cần phải tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách bên hông nhà vì như vậy sẽ rất nóng, không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng cho nhà yến
Thiết kế nhà nuôi yến đúng kỹ thuật
- Các vách ngăn trong nhà yến cũng cần thiết để sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi thì cũng khó tìm được lối ra ngoài.
- Bên ngoài nhà nuôi chim yến cần phải thoáng rộng, nên gần vùng có nhiều cây, đầm, ao hồ, không có cây cao quá lỗ chim vào nơi ở của yến phải có ánh sáng đảm bảo từ mờ tối đến tối, nhiệt độ không khí 27-31 độ C (tối ưu là 28 độ C), độ ẩm 70-95% (tối ưu là 80%).
- Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng.
- Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…
Âm thanh là yếu tố quan trọng thứ 3 trong kỹ thuật nuôi yến
Lắp đặt kĩ thuật và Kiểm soát môi trường bên trong nhà yến đúng kỹ thuật
Tổ giả: tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa bắt đầu đầu tư để cân nhắc nên hay không nên đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim yến, yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…
Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của yến.
Khử mùi: căn cứ vào từng vùng và mật độ yến cũng như khả năng đầu tư ban đầu để sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà,…Mùi trong nhà yến cũng là một yếu tố quan trọng vì chim yến có khướu giác rất tốt. Các hương tạo mùi được sử dụng thường xuyên trong nhà yến.
Loa ngoài: dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý, đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.
Tạo ẩm và giữ nhiệt độ ổn định: nhằm giữ nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 31 độ C)
- Độ ẩm trong nhà nuôi yến cần duy trì ở mức cao từ 85 đến 95% . Cần phải sử dụng cảm biến để có thể duy trì được độ ẩm trong nhà yến.
- Nhiệt độ trong nhà yến cần phải duy trì ở mức dưới 31 độ. Đồng thời nhiệt độ cũng cần phải cao hơn 26 độ. Có nhiều cách để kiểm soát nhiệt độ trong đó có dùng máy móc, hệ thống làm mát, phun nước lên tường và mái nhà,… Cũng cần dụng tường đôi để có thể cách nhiệt tốt nhất.
- Cây tạo côn trùng: Một vấn đề cần lưu tâm là số lượng đàn chim tăng lên phải được cân bằng với môi trường sống vĩ mô của chim. Để tránh các khuynh hướng giảm sút của đàn yến tự nhiên, gây cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên, nên trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích (như cây keo dậu – Leucaena glauca), gây nuôi các loại côn trùng làm thức ăn cho chim và nhất là bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần).
Nghề nuôi yến đã đem lại thành công cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhưng để làm được cần có quyết tâm , say mê với nghề và nắm vững kỹ thuật nuôi yến.Những yếu tố cơ bản về kỹ thuật nuôi yến trong nhà mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về nghề có rất nhiều cơ hội , tiềm năng để phát triển tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi, những người nhiều năm gắn bó nghiên cứu và đầu tư cũng như chuyển giao kĩ thuật nhà yến chuyên nghiệp tại Việt Nam rất mong muốn các bạn sẽ có được những căn nhà yến thành công và giúp cho các bạn tạo nên kho vàng trắng từ thiên nhiên cho chính mình. Chúc mọi người đạt được kết quả tốt nhất cho sự lựa chọn đầu tư của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét