1. Quản lý nhà yến hiệu quả
* Cần cung cấp bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo vì mùa này nguồn thức ăn thường rất ít. Chất lượng và số lượng thức ăn mà chim nhận mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm nước bọt, đến chất lượng tổ yến, lo màu sắc và hình dang tổ. Thức ăn tăng cường cung cấp thêm cho nhà yến là các loại côn trùng bay, sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối, ruồi dấm… Các công trùng bay này chứa nhiều vitamin, khoáng, protein…cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.
* Cần dọn phòng sạch sẽ các giấy vụn, gỗ vụn… và loại bỏ địch hại. Sự tấn công của các sâu bọ gây hại này sẽ làm chim thấy mất yên tĩnh, không an toàn và tổ yến sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.
* Khi số lượng phân trong nhà yến hơi nhiều cần quét bớt, bởi vì nếu phân chim nhiều sẽ làm cho không khí trong nhà yến nóng hơn do sự phân hủy của chất thải. Thường xuyên chú ý bảo đảm độ ẩm và nhiệt độ trong nhà chim.
* Quản lý tốt việc thu hoạch tổ yến, và xây dựng chương trình thu hoạch chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng tổ yến mà càng tai họa hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác.
2. Tổ chức sản xuất sản phẩm tổ yến
Để sản xuất tổ yến cần tổ chức các việc sau đây:* Thực hiện việc cho trứng nở tối thiểu 1 lần trong năm. Điều này có quan hệ với “chương trình thu hoạch tổ yến”.
* Xây dựng hệ thống “thay đảo trứng” bằng phương pháp dùng chim mồi C. esculenta / linchi kết hợp với việc tổ chức cho chim mồi cư ngụ trong ngôi nhà đó và khai thác sử dụng trứng yến khi thu hoạch tổ.
* Dụ chim yến từ ngoài vào để chúng muốn cư trú và làm tổ trong nhà chim, có thể thực hiện bằng cách dùng băng cassette có phát ra tiếng gọi bạn của chim yến hoặc chim mồi. Có gắng này sẽ tốt hơn nếu ta tổ chức điều kiện của ngôi nhà thật thích hợp để khi chim vào rồi thì muốn ở lại và không đi nữa.
* Để cân bằng số lượng quần đàn chim trong ngôi nhà đó, cần thiết phải tăng nhiều xà gỗ ở trên-nơi chim yến làm tổ. Đồng thời, nên chia nhà thành 2 lầu để sức chứa của ngôi nhà lớn hơn.
* Cho thêm thức ăn tăng cường, đủ thỏa mãn những yêu cầu chính trong mùa đông là mùa mà nguồn thức ăn thiên nhiên rất thiếu.
* Ngăn cản và loại bỏ các tác nhân gây hại như địch hại, bệnh tật và sự xáo trộn cuộc sống yên tĩnh của chim. Sau đây là những điều mà chúng ta cần lưu ý khi xây nhà chim.
* Hình dáng căn nhà, tường nhà
* Cửa ra vào và nền nhà
* Hình dáng phòng và cấu trúc phòng
* Sơn nhà và ánh sáng
* Độ ẩm và nhiệt độ
* Hàng rào và khuôn viên quanh nhà
1. Hình dáng căn nhà, tường nhà thế nào ?
. Với một miếng đất hẹp 4 x 16m hoặc 4 x 20m cũng có thể xây nhà yến. Trong trường hợp đó có thể chia thành 4-5 phòng (4 x 4m) với phòng đầu tiên là phòng lượn. tuy nhiên, chia phòng 4 x 8m thì tốt hơn. Trên thực tế tại Việt Nam, các nhà chim xây dựng với mặt bằng diện tích 5-6m x 20m, với chiều cao 3 tầng đã cho kết quả rất tốt Độ cao của tường ít nhất 5,5-6m, giống như tường nhà chim C.linchi, căn nhà chim càng cao càng tốt.
Nhà có độ cao sẽ tiện cho việc chia thành tầng và phòng, giúp điều hòa không khí, giữ được nhiệt độ và độ ẩm trong nhà. Ngoài ra, nếu nhà yến xây nhiều tầng và ở các vùng sinh thái khác nhau, thì độ cao tường mỗi tầng có thể khác nhau, biến động từ 3-4m. Vùng nóng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 270c thì độ cao tối thiểu là 3m, cao nhất là 4,5m; vùng lạnh, độ cao của phòng có thể thấp hơn, thấp nhất là 2m, có thể cao đến 3m Độ dày tường và vật liệu xây tường: Vữa xây tường là cát, vôi và xi măng. Các thu71` này được trộng theo tỷ lệ 3:2:1. Tường bê tông dày 20-25cm, dày hơn càng tốt. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thể xây gạch 2 lớp, ở giữa 2 lớp gạch cách nhau một khoảng không 5cm, điều này sẽ tạo ra một lớp đệm không khí giúp giảm nhiệt độ (hoặc cách nhiệt bằng mút xốp).
Mặt ngoài và trong của tường phải phủ một lớp vữa, nhất là mặt ngoài phải phủ xi măng làm cho trơn láng để tránh các con vật khác (như chuột, mèo, kiến…) vào nhà chim, mặt trong có thể chỉ trát vữa. Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng các vật liệu khác như tôn lạnh màu xanh lá cây độ dốc mái 30-45 độ; ở vùng nóng góc nghiêng mái lớn, tối thiểu 45 độ, để hấp thu nhiệt tốt hơn; ở vùng lạnh thì góc nghiêng mái nhỏ hơn chỉ 30 độ. Với các trần nhà lợp kín, để chống nóng trên trần nhà (plafon) theo kiểu bình dân người ta trải một lớp trấu khoảng 20cm. Phủ trên lớp trấu là lớp vỏ sò, hến khô đã được làm nhỏ, dầy khoảng 2cm. Cũng có nhiều nhà yến không lợp mái, trần phẳng, đổ bê tông, trên trần làm hệ thống chống nóng bằng gạch, và có lót vật liệu chịu nóng (xốp chịu nóng). Một số nhà yến kiểu này người ta còn xây thêm một bể nước rộng thấp trên trần.
2. Cửa ra vào và nền nhà
Tuy nhiên rộng hơn càng tốt, vì điều ấy có thể hấp dẫn chim vào nhà yến. Các loại lỗ rộng áp dụng cho nhà có kích thước lớn, số lượng chim đông, để nhiều chim có thể bay vào cùng một lúc và ở các nơi an toàn không sợ trộm. Kích thước lỗ cửa có thể là 80 x 40cm, 100 x 20cm. Với loại lỗ cửa rộng này có vách ngăn phòng giả, cách cửa 50cm để giảm ánh sáng. Để chống trộm có thể giảm chiều cao lỗ cửa xuống 15-20cm. Nếu lỗ ra vào rộng quá thì căn phòng sẽ bị sáng, không thích hợp với chim. Số lượng cửa: Nếu nhà có lỗ thông tầng, có kích thước nhỏ 4 x 16m và sân lượn nhỏ thì có thể bố trí 2 lỗ cửa ra vào gần sát mép góc tường, cách tường khoảng 40cm. Khoảng cách giữa lỗ ra vào với trần nhà là 40cm. Với nhà có kích thước rộng 8 x 16-20m hoặc 10 x 20m, với sân lượn lớn thì chỉ cần 1-2 lỗ ra vào, lỗ này đặt ở trên và giữa tường. Từ nền có các ống nước đi lên theo vách tường 1,5m. Khi cần ta mở vòi, nước sẽ rỉ theo mặt tường làm cho căn nhà có độ ẩm nhu mong muốn.
Cần có rãnh dọc theo tường để khỏi hỏng sàn nhà và lỗ thoát nước khi làm vệ sinh. Ta có thể lắp các ống nhựa với nhiều vòi phun ẩm, hoặc máy phung sương lắp theo tường. Những vòi nước này rất quan trọng trong mùa nắng. Trong trường hợp có bể nước cạn (bể cao độ 30cm) ở giữa phòng, ta có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ, rồi để nước chảy xuống các chồng gạch ở trong bể (giống loại bơm dùng trong bể cá). Thời gian kết thúc xây nhà nên sắp xếp sao để công trình hoàn thành trước mùa sinh sản tối thiểu là 2 tháng, để mùi vôi vữa xi măng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn.
Mùa sinh sản là mùa chim tìm kiếm chỗ để làm tổ, thường là vào tháng 11-12. Ngoài ra, vào tháng 8-9, người sản xuất yến sào hang động thường tiến hành cho chim tự ấp nở và nuôi con (dưỡng chim), lúc này một số chim con ra ràng không quay được về nhà, nếu đã có 1 ngôi nhà thích hợp thì cơ hội chim vào nhà là rất cao.
3. Phòng của chim
Vì khi chim đi vào nhà, chim thích bay lượn một lúc trong phòng dạo trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa. Ngôi nhà chia thành nhiều căn phòng tối thiểu 4 x 4m (cao 3-4m) nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên, và thậm chí có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề làm cho gian phòng có diện tích 4-5 x 8 hoặc 5 x 5, hoặc 8 x 8m. Trong trường hợp các phòng hơi rộng 5-6 x 8m thì ta cần có thêm vách ngăn phòng giả, nghĩa là cứ 4m chiều dài của phòng lại lắp 1 xà gỗ từ trên trần xuống có chiều rộng 40cm thay vì 20cm để chắn bớt gió, ánh sáng và chim cảm thấy an toàn. Giữa các phòng nhỏ có cửa thông với nhau.
Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm; nếu là cửa chữ nhật thì 20 x 35cm; nếu cửa hình tròn thì đường kính là 20cm. Nếu phòng nhỏ 4 x 4m thì có 2 lỗ liên thông 2 bên, nếu phòng 4 x 8m thì có thể chỉ 1 lỗ liên thông phòng ở chính giữa. Lỗ thông tầng: Trong các nhà có nhiều tầng thì bao giờ cũng có 1 khoảng trống thông tầng thẳng từ trên xuống, khu vực này không có sàn nhà, để có thể chim bay lượn tự do giữa các tầng (rộng ít nhất là 2,2-2,5m) một cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đá.
Với các nhà rộng, người ta thường để đường thông tầng hình chữ T, hoặc hình chữ L. Với các nhà có bề ngang hẹp thì khe lượn có thể là ô cầu thang (3-4) x 4m, phía trên cầu thang là chuồng cu (cái tum), ở đó có cửa ra vào của chim, hoặc đặt lỗ thông tầng rộng 4x4m ở gian cuối cùng, sau khi chim bay qua nhiều gian nhà chim sẽ bay xuống lỗ thông tầng xuống tầng dưới và bay ngược trở lại các gian khác Phòng chim lắp xà gỗ : Người ta gắn thêm các xà gỗ trên trần nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Xà gỗ được gắn trực tiếp vào trần bê tông là tốt nhất nhưng cũng có thể gắn trên xà gỗ hoặc thậm chi trên trần bằng vật liệu kẽm lót trần. kích thước các ván tổ này có bề dày 1,5-2cm và bề rộng từ 15-20cm, tùy điều kiện khí hậu của từng nơi, vùng nóng dùng bề rộng 15cm, dày 1,5cm, vùng lạnh 29cm, dày 2cm. Bề rộng quá nhỏ, nhỏ hơn 10cm, thì năng suất thấp (có thể phòng nhiều gió và ánh sáng hơn, và chim chỉ làm 1 lớp tổ…), tổ bẩn, chứa nhiều lông và gây khó khăn cho chim bám và làm tổ.
Để cho tổ có hình dáng đẹp và tăng chỗ làm tổ người ta đã áp dụng thêm một số kỹ thuật khác, một trong các biện pháp đó là tại các góc xà gỗ lắp thêm các tấm chắn góc, các tấm chắn này được tẩm các chất mùi hấp dẫn chim. Vì chim thường làm tổ bám trên các mặt cắt ngang đường bay nên xà gỗ được lắp thành luồng ngang, xếp cắt ngang đường chim bay qua cửa; hoặc bằng các xà gỗ kẻ ô khuôn, nghĩa là có thêm các xà dọc. Nếu xà gỗ sắp theo luồng kẻ ngang thì phải cách nhau 30cm còn theo các ô khuôn hình chữ nhật thì kích thước là 30-40cm x 100cm. Tầng gỗ phải chắc chắn không lung lay, vì đó là nơi chim làm tổ. Cần nghiên cứu kỹ các kiểu dựng xà gỗ trong nhà chim, để chọn ra 1 phương án tốt. Năng suất tổ tính theo mét vuông phụ thuộc khá rõ vào cách lắp xà gỗ: Theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm đạt 20 - 40 tổ/ m2, kiểu ván luồng ngang 15 - 30 tổ, ván dọc 7-4 tổ, không có ván tổ 3-5 tổ.
Kiểu ván tổ cũng có tác động đến thời gian chim vào làm tổ và chất lượng tổ. Sản lượng tổ cao nhất ở các nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi kỹ thuật luôn đổi mới, giai đoạn đầu tùy vào điều kiện kinh tế có thể thiết kế khung gỗ tương đối thưa, sau đó sẽ chèn thêm các thanh gỗ khác. Xà để chim làm tổ theo kiểu bê tông cũng cho kết quả không tồi, nhà yến cũ tại Ninh Thuận là 1 thí dụ rõ nét. Xà gỗ lắp kiểu ô khuôn 30 x 100cm Tổ chim trên ván tổ: Cần phải chọn gỗ tốt để làm các thanh gỗ trên nóc nhà, nhưng không được lưu lại mùi của gỗ mới, vì chim không thích ở nhà có mùi lạ. Trong nhiều tư liệu người ta sử dụng gỗ teach, là loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi, màu trắng vì chim rất dễ dính bám vào loại gỗ này.
4. Sơn nhà và ánh sáng
Do lỗ cửa bố trí ở trên, gần vùng này ánh sáng sẽ mạnh hơn, chim sẽ tìm kiếm chỗ tối và làm tổ nhiều hơn ở tầng dưới cùng, đầu tiên là góc trái của phòng, điểm vòng cuối của đường bay vào nhà. Nếu nhà rất tối và rộng thì ban đầu chim sẽ làm tổ ở gần chỗ đặt loa. Tuy nhiên, trong tự nhiên cũng như trong nhà yến, có thể do điều kiện không cho phép đàn chim yến của Việt Nam cũng làm tổ ở những nơi khá sáng, như hang Tò Vò (Quảng Nam), khu vực chuồng cu của nhà yến Cần Giờ
5. Độ ẩm và nhiệt độ phù hợp
Sự sai khác này có thể do kỹ thuật của từng vùng. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết sau đây: * Độ cao của căn nhà hợp lý.
* Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí.
* Hướng cửa hợp lý và cần xem xét hướng chim bay đi về trong ngày. Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió hiện nay rất đa dạng, có thể là ống thông gió hình chữ “ L”, hình ống thẳng đặt xéo thấp hơn ở phía ngoài hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà, theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió. Số lượng ống thông gió vừa đủ, sao cho phù hợp với tình hình nhiệt độ và gió của vùng đó, có thể có đến 10 ống thông gió 1 phòng.
Nếu các tầng không thông nhau thì cần có 2 hàng thông gió ở dưới và ở trên, hiện nay ngưởi ta hay làm nhà yến ít vách ngăn chia phòng hơn và có các khu vực kiên thông trong nhà nên thường mỗi tầng làm 1 hàng ống thông gió là đủ. Trong các nhà yến cũ thường có lam thông gió, lam thông gió nằm ở vị trí thấp hơn trần nhà 40-60cm, nghĩa là cần hơi gió làm mát dưới hệ thống xà gỗ khoảng 20-30cm. Điều chỉnh độ ẩm: có nhiều cách để điều chỉnh độ ẩm. Trong phòng chim đặt các chậu nước nhỏ, các bể nước cạn ở giữa phòng hoặc xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến.
Ngay trong (phòng chim vào lượn) cũng nên xây 1 bể nước nhỏ. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm nhất là trong vùng nóng. Vòi phun sương gắn lên tường cũng là 1 biện pháp tăng độ ẩm trong nhà (chú ý chiều cao nước phun phải có khoảng cách nhất định so với đường chim bay và ván tổ). Ngoài ra, nếu dùng nước vòi thì hệ thống nước phun nên qua bể xử lý chlorin. Có người còn qua hệ lọc thô và than hoạt tính.
6. Hàng rào và khuôn viên xung quanh nhà
Xung quanh tường nhà chim cần làm 1 rãnh nước nỏ đề tránh kiến bò vào. Trước nhà có thể trồng thêm cây như chuối, sung, keo dậu...nhưng các cây cối này không được cao qua lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào. Tường rào cũng có tác dụng bảo vệ ngôi nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét