Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Một số lưu ý trong việc xây dựng mô hình nuôi yến trong nhà

Chúng tôi phân chia nguyên nhân trong nhà yến không có chim vào ở thành 2 nhóm nguyên nhân

 - Nguyên nhân khách quan: do từ yếu tố bên ngoài nhà yến tác động đến (vấn đề 1 đến vấn vấn đề 3)
- Nguyên nhân chủ quan: do các yếu tố của chính ngôi nhà yến gây ra (vấn đề 4 đến vấn đề 9) Sau đây là các vấn đề cần kiểm tra và cách xử lý:

Khu vực xung quanh nhà nuôi chim không có nhà nuôi chim nào không?





Cần phải kiểm tra và đánh giá lại lượng chim của khu vực xung quanh nhà nuôi chim yến trong vòng bán kính 2km và 10km.

Thời gian thực hiện gọi chim không đúng vào mùa sinh sản của chim yến.


Thông thường chúng ta chỉ có thể gọi những con chim non mới trưởng thành vào nhà nuôi chim yến của mình. Vì vậy khi gặp tình huống này, chúng ta không nên thất vọng vì không có chim yến vào nhà mình ở.

Thời gian thực hiện gọi chim khi thời tiết thay đổi thất thường (mưa nắng thất thường, gió thay đổi thất thường).


Cũng giống như trường hợp thứ 2. Khi gặp tình huống này chúng ta cũng không nên quá lo lắn và thất vọng, hãy chờ đợi đến thời gian trong năm thời tiết ổn định và thích hợp cho việc gọi chim.

Chim yến không đến và bay lượn xung quanh nhà nuôi yến.


Cần xem xét thay đổi hệ thống âm thanh của loa phóng .

Chim yến có đến nhưng không bay vào cửa thu chim.


Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài đặt tại cửa thu chim và xem xét lại thiết kế của của cửa thu chim.

Chim yến có bay vào cửa thu chim nhưng không bay lượn trong khu vực phòng bay dạo.






Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài và xem xét lại thiết kế của phòng bay dạo.

Chim yến có ở phòng bay dạo nhưng không bay vào khu vực phòng làm tổ


  Các vấn đề cần xem xét:

 - Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

 - Mùi của nhà chim: khử mùi (nếu nhà mới xây) và chất tạo mùi cho nhà chim

 - Thiết kế cuả cửa ra vào phòng làm tổ (nếu nhà nuôi chim yến có ngăn phòng)

Chim yến có bay vào phòng làm tổ nhưng không ở lại qua đêm


Các vấn đề cần xem xét:

 - Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

 - Ánh sáng ở khu vực phòng làm tổ

 - Mùi của nhà chim

 - Hệ thống thanh làm tổ

Chim không làm tổ sau 3 tháng có chim vào ở


Các vấn đề cần xem xét:

 - Nhiệt độ bên trong nhà nuôi chim

 - Độ ẩm bên trong nhà nuôi chim

 - Địch họa của chim yến như kiến, gián, cú, dơi, chuột...

 - Hệ thống thanh làm tổ

 - Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

Đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận cao.






Nếu như bản thân bạn nắm vững mọi kiến thức kỹ lượng về mọi kỹ thuật xây dựng một mô hình nuôi yến trong nhà bài bản, thì đảm bảo vốn líu bạn bỏ ra cực kỳ khiêm tốn, kém xa so với những người không có một chút kiến thức gì về xây dựng nhà nuôi yến chuẩn. Việc này còn mang lại lợi nhuận tối đa cho những lần thu hoạch yến, đó mới chính là xây dựng việc nuôi yến bước đầu thành công.

Một số yếu tố làm nên mô hình nuôi yến tốt


Có rất nhiều mô hình, kiểu mẫu nhà yến cho bạn lựa chọn, yến sào rất đa dạng về độ cao tùy vào kiến trúc của ngôi gia chủ, xây tường 10cm, 20cm kết hợp đỗ bế tông vĩnh cửu và lợp mái tôn chống nóng,…Tùy vào mỗi người có mỗi điều kiện kinh tế khác nhau mà thích hợp với kiểu dáng thiết kế nào là hợp lý nhất. Tuy nhiên đối với yến sào thì phải đảm bảo các yếu tố sau đây độ ẩm, âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng…

Tập tính của loài chim yến.


Vì sao phải làm công việc này? Các chuyên gia tư vấn về cách nuôi Yến khuyên rằng, mỗi loài chim có mỗi đặc tính khác nhau, nhưng đây là một loài chim khó tính. Mặc dù bạn đã có sẵn một mô hình nuôi chim thành công, nhưng nếu bạn không tìm hiểu liên tục về đặc tính của nó thay đổi theo từng mùa, cũng dẫn đến nhiều rủi ro trong việc thu hút loài chim này về nhà Yến của bạn. Ở nước ta hiện nay có một số loài chim Yến khác nhau tiêu biểu như: Yến cỏ Việt Nam (có sải cánh to 14-16cm), Yến cỏ cây dừa (Đuôi nhọn sẻ đôi, thường đậu cây dừa), hay Yến hàng và Yến tổ trắng,….mỗi loài có mỗi đặc tính khác nhau như Yến tổ trắng thường khởi động trước khi kiếm ăn vào buổi sáng, thích chỗ tối, thích độ ẩm cao, thích chơi đùa với nước,….

 Đây chỉ là một vài nét tiêu biểu của một vài loài chim Yến, nên nhiệm vụ của bạn bây giờ là phải tìm hiểu hết nhiều đặc tính của nhiều loài chim yến càng tốt, ghi chép lại và tìm ra cho mình một phương pháp hữu hiệu để kết hợp chúng lại hiệu quả trong một nhà yến.





Điều kiện môi trường nhà Yến thế nào ?


  Muốn nuôi tốt một vật nuôi nào đó bất kỳ không riêng gì loài chim yến thì ta phải nắm rõ được tập tính sinh tồn của mỗi loài. Theo nguyên cứu của nhiều chuyên gia về khảo soát tập tính của loài chiêm yến thì môi trường sống xung quanh của nó thường đạt tỷ lệ 30% cây cao, 20% mặt nước và 50% cây bụi, đồng lúa…Các tỷ lệ này sẽ giúp nhà của Yến bạn nuôi dễ dàng hòa quyện với thiên nhiên và sinh tồn dễ dàng hơn. Tường yến sào có thể làm bằng ván, gỗ có cách nhiệt hoặc có thể dùng gạch lỗ xây 2 lớp, trần nhà có thể dùng bê tông tổng hợp (bê tông dùng để đỗ mê cũng được) hoặc dùng ván gỗ. Phần mái nhà nuôi yến cần thiết kế một độ lệch nghiêng thích hợp, dùng ngói tôn bê tông làm mái tuy nhiên phải đảm bảo được độ ẩm bên trong nhà phải luôn ổn định.

 Lỗ ra vào của Yến cũng được thiết kết rất tỷ mĩ và công phu đảm bảo được hướng gió cũng như hướng mà Yến thường xuyên hoạt động bay vào bay ra. Lỗ ra vào thường được thiết kế theo đúng chuẩn tỷ lệ (80x40cm) ở giai đoạn dụ chim ban đầu và sẽ được đặt cách thiết kế thhu nhỏ lại (50x20cm) sau khi lượng chim đã xâm nhập vào tổ đông. Nuôi yến không đơn thuần là nuôi vật nuôi đơn giản thông thường mà phải sở hữu được những kỹ thuật tố về cách nuôi yến như thế nào cách xây dựng mô hình nhà nuôi yến ra làm sao thì mơi mong mang lại hiệu quả cao sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét