Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Top 2 bí kíp giúp đầu tư nuôi chim yến hiệu quả

Như các bạn đã biết chim yến thường sống chủ yếu trên các hòn đảo ngoài khơi, vách tường, nhà gỗ…những nơi có độ ẩm cao, thức ăn phong phú, ánh sáng thích hợp. Chim yến sống theo quần thể, thích bay nhảy nên diện tích nhà nuôi yến phải đảm bảo rộng rãi, đủ điều kiện nuôi yến.

 Chính vì vậy, người nuôi yến cần có những kinh nghiệm và kỹ thuật trong việc nuôi chim yến trong nhà. Dưới đây là 2 bí kíp giúp nuôi chim yến trong nhà, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm kiến thức về xây nhà và nuôi chim yến.

Nghiên cứu về đặc tính của loài chim yến





Chim yến là loài chim có thị lực tốt, thích làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù tấn công như cú mèo, dơi, các loài chim khác. Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi tốt, do đó lựa chọn gỗ làm nhà nuôi chim yến rất quan trọng và phải đảm bảo chất lượng, đủ độ ẩm, không gian xung quanh thoáng mát, có nhiều ao, hồ, cây xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho chim yến phát triển.

 Chim yến không vào những nhà có những loài vật làm hại chim yến. Thức ăn chim yến rất phong phú, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng nên chim yến giúp bảo vệ mùa màng cho nông dân. Chim yến thường sống bầy đàn, chúng thường kéo nhau đi kiếm ăn, cùng nhau kéo về tổ sau mỗi buổi kiếm ăn về.  

Thiết kế kiến trúc xây dựng đúng


Nhà nuôi chim yến cần được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn thích hợp điều kiện sinh sống của chim yến. Trong nhà cần duy trì độ ẩm từ 85 – 95%, có lặp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ 25oC – 28oC với điều kiện sống chim yến. Nguồn vật liệu chính trong nhà nuôi yến là gỗ bạch tùng sấy sẽ giúp loài chim yến cư trú lâu dài và mang lại hiệu quả cao hơn. Nhà nuôi yến cần lặp đặt hệ thống camera để theo dõi hoạt động của chim, tránh tác nhân gây ảnh hưởng đời sống chim yến. Nhà nuôi yến thường làm giống một cái kho lớn để không cản trở lúc chim yến bay ra bay vào. Màu sơn của nhà chim yến có màu đá thiên nhiên, xung quanh cần trồng cây bao quanh và ngoài cùng phải xây một lớp hàng rào bảo vệ.

 Nhà chim yến cần rộng rãi, thoáng mát, không ẩm thấp, tránh chuột, mèo, kiến… Ngôi nhà cần có nền trần tốt bảo vệ lớp gỗ bạch tùng sấy tránh mưa, gió, không ngâm dầu gây mùi lạ làm chim yến không bám vào làm tổ và ảnh hưởng lớn đến năng suất của tổ yến. Chính vì vậy, thiết kế kiến trúc cho chim yến cư trú là bước quan trọng và quyết định sự thành công của người nuôi chim yến. Bây giờ với công nghệ nuôi yến sào hiện đại chúng ta có thể dễ dàng có được những yến sào thơm ngon một cách dễ dàng. Là cách làm giàu của rất nhiều hộ dân làng yến. Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ này nhé:

Những điều cần biết trước khi nuôi yến sào






Để có thể nuôi yến sào thành công, trước tiên cần nắm rõ những kiến thức căn bản nhất về loài chim yến. Đặc điểm về sinh lý, sinh thái của chim yến là cực kỳ quan trọng để trở thành tiền đề cho việc xây dựng môi trường nhân tạo phù hợp với chúng, cụ thể là điều kiện sống của chúng (khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm,…), hướng bay ra/vào của yến, chu kỳ hoạt động thông thường của yến cũng như đặc điểm và tập tính sinh sản của yến. Tất cả những điều này cực kỳ quan trọng và hữu ích cho việc áp dụng công nghệ nuôi yến sào.

Nhà yến – bí quyết để nuôi yến sào hiệu quả


Nhà yến chính là điểm mấu chốt để áp dụng công nghệ nuôi yến sào hiện đại thành công. Để xây dựng nhà yến, cần chú ý: – Vách làm tổ: Chất liệu cho loại vách này thường là những loại mà nước bọt của chim yến có khả năng kết dính cao. Và thông thường người ta sử dụng ván gỗ cho chim yến làm tổ bởi vì chim yến dễ dàng bám vào đồng thời nước bọt tiết ra để làm tổ cũng sẽ được ván thấm hút nên khô nhanh hơn. Điều này khiến chim yến giảm thiểu sức lực sử dụng vào việc làm tổ.

  – Luân chuyển không khí: Trong không gian nhân tạo này, việc luân chuyển không khí đặc biệt được chú ý bởi vì loài yến thường sẽ quyết định có cư ngụ lâu dài hay không sau 2-3 tháng làm tổ tại một vị trí nào đó. Nếu không khí không thông thoáng, bị mốc và luôn nóng hầm sẽ khiến chúng rời đi. Không khí cần được chuyển động từ dưới lên và thoát ra lổ ra vào để vào các lổ thoát khí đã được bố trí đúng.

  – Ánh sáng: Để áp dụng công nghệ nuôi yến sào hiện đại, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng đấy nhé. Ánh sáng làm ảnh hưởng đến thói quen sinh sống của chim sau thời kỳ chim nhả nước bọt để làm tổ vào ban ngày, chính là lúc chim vào giai đoạn sinh sản – đẻ , ấp trứng và nuôi con.   Giai đoạn này chim cần có được sự an toàn vì cần phải bảo vệ tổ cũng như trứng và chim non nên không thích nơi quá sang, hay bị mặt trời chiếu trực tiếp, chúng sẽ chỉ chọn những nơi mờ tối. Từ đặc điểm này mà người ta có thể ước lượng để cung cấp ánh sang vừa đủ cho chim.

  – Độ ẩm: Chim yến chỉ làm tổ được ở độ ẩm khoảng 73%, bởi vì nếu độ ẩm thấp hơn thì khả năng kết dính giữa yến sào và nền vách là rất thấp, vì vậy chúng sẽ bỏ đi. Do đó phải đảm bảo duy trì độ ẩm liên tục trong môi trường này, xuyên suốt từ khi chim bắt đầu làm tổ cho tới khi sinh sản.

  – Tạo mùi: Để chim yến cư ngụ lâu dài trong môi trường này đòi hỏi sự tạo mùi đặc trưng và quen thuộc với loại chim này. Đó là tổng hợp các loại mùi từ phân chim, mùi trứng thối, mùi xác chim chết, mùi tanh, mùi từ các loại côn trùng chết,… tất cả những mùi này, chim yến đã quen thuộc từ khi mới nở. Tất cả các yếu tố trên đã được nghiên cứu rất kỹ càng để cho ra công nghệ nuôi yến sào hiệu quả nhất, vượt trội so với cách xây dựng yến sào và nuôi yến truyền thống giúp tăng năng suất thu hoạch yến sào đồng thời là một bí quyết mang bạn đến gần với thành công hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét